sàn gỗ hương lào 15x90x750mm
- Sàn gỗ hương Lào 15x90x750mm
- Nguồn gốc: gỗ Hương lào
- Màu sắc: màu đỏ đậm, đồng màu
- Tiêu chuẩn gỗ: không mắt chết, không nứt tét, không mối mọt
- Bo cạnh: vát 2 cạnh dài R1mm
- Độ ẩm: 12+/-2%
- Hoàn thiện: sơn UV Treffert Đức
- Độ bóng: 25%
1. Gỗ Hương là gì?
Gỗ Hương có danh pháp hai phần là Pterocarpus macrocarpus, là một loài cây thuộc họ đậu (Fabaceae). Cây gỗ Hương có chiều cao trung bình từ 10 – 30m, đường kính thân cây lớn có thể lên tới 1,5 – 1,7m. Gỗ Hương có quả to, đường kính dao động từ 4,5 – 7cm, chứa từ 2-3 hạt. Lá kép lông chim dài 20 – 30 cm với 9 – 11 chét lá nhỏ.
2. Gỗ Hương phân bố ở đâu?
Cây gỗ Hương là một loài cây bản địa nối tiếng của khu vực Đông Nam Á, phân bố nhiều ở Mianma, Việt Nam, Lào, Campuchia. Ở Việt Nam gỗ Hương được xếp vào gỗ nhóm một quý hiếm có giá trị kinh tế cao, sinh trưởng chủ yếu tại vùng Tây Nguyên và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
3. Có mấy loại gỗ Hương?
Có 2 cách cơ bản trong phân loại gỗ Hương thường dùng là:
a. Phân loại theo vùng địa lí
Người ta thường phân biệt các loại gỗ Hương bằng cách gọi thêm tên địa danh nơi gỗ được khai thác như Hương Lào, Hương Campuchia, Hương Đăk Lăk… Ở đây đều cùng chỉ một loài cây nhưng ở các vùng khí hậu thổ nhưỡng khác nhau sẽ ảnh hưởng đôi phần về tính chất gỗ.
b. Phân loại theo tên gọi
Gỗ Hương cơ bản được nghe nhắc nhiều là 4 loại: Giáng/Dáng Hương, Đinh Hương, Hương đỏ và Thông Hương. Nhưng có một vài điểm cần lưu ý như sau:
- Giáng/Dáng Hương và Đinh Hương cùng thuộc họ nhà Hương nhưng không phải là gỗ Hương. Đinh Hương có nhiều ở Miền Bắc, gỗ cứng và nặng hơn Giáng Hương nhưng vân gỗ Giáng Hương đẹp hơn. Gỗ Giáng Hương và Đinh Hương khá đẹp, có mùi thơm nhẹ, cứng và có giá trị kinh tế cao.
- Hương đỏ: Hương đỏ còn được gọi là Hương huyết với màu đỏ sẫm, vân đẹp, gỗ chắc mịn, nặng dễ bị nhầm với gỗ trắc.
- Thông Hương: hay còn gọi là Hương Nghệ, Hương Vàng. Gỗ có màu hồng pha với nâu nhạt. Nhập chủ yếu từ Lào và Indonesia. Thớ gỗ xốp và mềm hơn Hương đỏ